Trong thời đại 4.0, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số vào trong lĩnh vực y tế mang lại giá trị vô cùng to lớn. Giúp con người sớm khám phá những bộ phận bên trong cơ thể. Đặc biệt, hỗ trợ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường không thể nhìn bằng mắt thường.
2.1. Siêu âm
Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để thu lại hình ảnh mô phỏng các mô mềm bên trong cơ thể. Kỹ thuật này an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ mang bầu và trẻ nhỏ.
Trước khi siêu âm, bác sĩ sẽ thoa một lớp gel được bôi vào đầu dò máy siêu âm, sau đó di chuyển máy tới vùng cơ thể cần kiểm tra. Hình ảnh thu lại sẽ được phát trên hệ thống và có thể trực tiếp quan sát.
Kỹ thuật này có chi phí thấp, không gây nhiễm xạ, đưa kết quả nhanh chóng, chính xác và an toàn cho mọi người.
2.2. Chụp X-quang
Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi nhất trong y khoa. Hiện nay, y học chia chụp X-quang theo từng bộ phận khác nhau. Ví dụ như chụp ngực thẳng nhằm thăm khám tim phổi, chụp X-quang tay/ chân để quan sát mức độ chấn thương,…
Chụp X-quang tuyến vú hay chụp nhũ ảnh (mammography) được áp dụng trong tầm soát ung thư vú và theo dõi tổn thương tuyến vú. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu bất thường ở tuyến vú và có thể quan sát tiến triển khối u (nếu có),… Hiện nay, chụp X-quang tuyến vú có chi phí khá rẻ, khả năng phát hiện các tổn thương với kích thước nhỏ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định với phụ nữ mang thai kỳ đầu và cần chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Thao tác chụp X-quang vô cùng đơn giản, người khám đặt bộ phận cơ thể cần chụp (ngực, tay, chân,…) vào máy chụp X-quang. Giữ nguyên vị trí và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ, máy sẽ phát sóng điện từ và thu nhận lại hình ảnh bên trong bộ phận đó. Chụp X-quang được đánh giá cao về tính thuận tiện, chi phí rẻ so với kỹ thuật khác.
2.3. Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua các mặt cắt ngang của cơ thể. Hình ảnh cho ra rõ nét, chi tiết hơn, khắc phục một số nhược điểm so với chụp X-quang.
Để chụp cắt lớp vi tính, người khám cần nằm lên bàn trượt và có hình trụ rỗng nằm ngang. Bên trong máy chụp sẽ phát ra ống tia X bao quanh người bệnh nhằm thu lại hình ảnh cơ thể từ nhiều phía khác nhau. Thông qua phòng kỹ thuật, màn hình máy tính sẽ xử lý và in ảnh thành các cuốn phim. Sau đó, chuyển ảnh về phòng thăm khám cho bác sĩ chuyên môn.
Chụp cắt lớp vi tính thường được ứng dụng trong trường hợp chấn thương hoặc cấp cứu. Ngoài ra, để hình ảnh thu được rõ nét và chuẩn xác nhất, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thêm thuốc cản quang (tùy trường hợp).
Kỹ thuật chẩn đoán này được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp cứu, chấn thương nhỏ. Tuy nhiên, chi phí cao và mất nhiều thời gian hơn so với kỹ thuật chụp thông thường.
2.4. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. cho Hình ảnh thu được là các mặt cắt ngang, áp dụng được đối với cả các vùng xương và mô mềm (nội tạng, gân). Vì vậy, chụp MRI có thể ứng dụng trong chẩn đoán chấn thương dây chằng và rách sụn đầu gối, thoát vị đĩa đệm, u xương, thoái hóa xương,…
Kỹ thuật chụp MRI không can thiệp thêm bức xạ ion hóa, mà dùng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để thu lại hình ảnh. Vì vậy, kỹ thuật này được đánh giá an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Kể cả phụ nữ có thai sau 5 tháng. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ tương đối mất nhiều thời gian, chi phí cao.
3. Lưu ý với phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Trước khi tiến hành chẩn đoán hình ảnh, bạn nên chú ý một số yếu tố như sau:
- Không phải kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, hãy chia sẻ tình trạng cơ thể, các bệnh lý đang gặp, thông báo đang mang thai đối với nữ giới,… Để bác sĩ nắm bắt và áp dụng kỹ thuật phù hợp.
- Nên đăng ký thăm khám từ trước.
- Tham khảo kỹ chi phí trước khi tới cơ sở y tế.
- Tuân thủ theo chỉ dẫn, hướng dẫn từ bác sĩ thăm khám để hình ảnh không bị mờ..
- Nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, có chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh chuyên biệt.
Chẩn đoán hình ảnh Đà Lạt